Trang chủ Hiệp Thành Corp Kênh phân phối Quan hệ cổ đông Công tŕnh Liên hệ
DANH MỤC SẢN PHẨM
 
 
 
063 3872002
Online Status
 
  Số người online: 0
  Số người truy cập: 563903
Tin tức
Bí mật về 2 tháp nước cổ nhất Hà Nội
Bước qua cửa sắt cũ kỹ của tháp nước Hàng Đậu (quận Hoàn Kiếm) là một không gian tĩnh lặng, ánh sáng từ cửa sổ trên cao in lên bức tường xù x́ h́nh ṿng cung bằng đá hộc dày hơn một mét.

Ngước lên trên, đài nước khổng lồ bằng thép dung tích 1.250 m3 vẫn yên vị trên đỉnh 8 bức tường đá có khoảng cách đều đặn như nan quạt. Hệ thống đường ống dẫn lên, xuống với những chiếc van bằng sắt vẫn nguyên vẹn, phủ đầy bụi.

Tháp nước Hàng Đậu, công tŕnh xây dựng năm 1894, trước cả cầu Long Biên, nằm tại ngă sáu của các phố cổ Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và đường Phan Đ́nh Phùng.

Đường ống dẫn nước lên đài bằng thép trên đỉnh bên trong tháp Hàng Đậu. Ảnh: Quỳnh Dũng.

Gắn bó nhiều năm với Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội (đơn vị trực tiếp quản lư), ông Nguyễn Trí Khoa, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cho biết, tháp nước là công tŕnh đầu tiên ghi dấu sự thay đổi bộ mặt thành thị của Hà Nội. Trước đó, dù ở chốn kinh thành, người Hà Nội toàn dùng nước giếng đào hoặc từ các ao hồ dày đặc.

"Các công tŕnh điện, nước... được xây dựng trước hết để phục vụ bộ máy cai trị và binh lính Pháp. Phần thừa ra mới cung cấp cho người dân phố cổ", ông Khoa kể.

Do đă gắn bó với Hà Nội hơn 110 năm, tháp nước Hàng Đậu được người dân thủ đô qua nhiều thế hệ yêu quư như những con phố cổ. Điều đặc biệt là trải qua nhiều năm chiến tranh, công tŕnh không hề dính một mảnh bom, viên đạn nào.

"Tới những năm 1960, chức năng chính của tháp nước mới ngừng khi nâng cấp nhà máy nước Yên Phụ và thay đổi công nghệ truyền dẫn nước sạch. Tuy nhiên, ống ngầm phía dưới tháp hiện vẫn nằm trong hệ thống tuyến ống truyền dẫn nước của thành phố", ông Khoa cho biết.

Tháp Hàng Đậu đầu thế kỷ 20. Ảnh: hanoilavie.com.

Kể về những thăng trầm của tháp nước ngay giữa trung tâm phố cổ, ông Khoa cho biết, người dân quen gọi đây là nhà máy nước tṛn, thậm chí nhiều người c̣n tưởng lầm là lô cốt nên gọi là "bốt Hàng Đậu". C̣n thực dân Pháp đặt tên là Đài Đầu, v́ tháp ở ngay đầu thành phố. Tại vị trí này, nước có thể được rót thẳng vào thành, nơi quân đội thực dân đóng. Ngoài ra nó c̣n phân phối nước đều đặn về các khu phố từ phía Tây Bắc dồn về giữa thủ đô.

"Trước cửa đài nước Hàng Đậu, người Pháp đă đặt các van hăm để khống chế việc cấp nước theo ư muốn. Muốn hạn chế nước chảy về khu người Việt th́ hăm nhỏ cửa van về phía đó, c̣n khu trong thành, khu nhiều người Pháp ở, cửa van luôn mở", ông Khoa giải thích.

Cũng theo vị chủ tịch Hội đồng quản trị này, tháp Hàng Đậu từng nhiều lần bị đe dọa phá dỡ v́ mục đích kinh doanh. Đặc biệt trong nhiều năm, quanh chân tháp là hàng chục kiôt buôn bán. Cho tới năm 2003, tháp mới được trả lại không gian thoáng đăng.

C̣n theo ông Ngô Quỳnh Dũng, Trưởng pḥng Hành chính quản trị công ty, đến trước tháng 4/2010 (thời điểm chỉnh trang), tháp Hàng Đậu hầu như vẫn c̣n nguyên trạng từ h́nh dáng, cấu trúc cho đến hệ thống đường ống dẫn và đài nước khổng lồ bên trong tháp. Chỉ có hàng cửa sổ dưới cùng của tháp bị bịt kín nhằm ngăn những người vô ư thức phóng uế, vứt rác vào trong. Tường ngoài từ mặt đất lên khoảng 2,5 mét tuy từng bị quây làm kiôt kinh doanh trước đây song cũng không hư hại nhiều.

Theo ông Dũng, lúc đầu kế hoạch chỉnh trang tháp Hàng Đậu chỉ dừng lại ở việc lắp đèn hắt chiếu sáng ở mặt đất. Tuy nhiên, sau đó thành phố lại quyết định bóc lớp vữa cũ, trát mới, lợp mới mái tôn...

Vị trưởng pḥng từng cất công sưu tầm nhiều tư liệu và hiện vật cho nhà máy nước cũng như nguồn gốc của tháp nước cho biết, ông đă đề xuất phương án bảo tồn tháp Hàng Đậu từ nhiều năm, song chưa nhận được sự đồng ư. Theo đó, ṭa tháp sẽ thành bảo tàng về ngành nước của Hà Nội.

Hai tháp nước này được xây dựng bằng đá phá thành Hà Nội vào năm 1894, cùng xây theo một kiểu nên giống nhau như hệt. Đài xây h́nh tṛn, đường kính 19 mét, tường cao hơn 20 mét, kể cả nóc là 25 mét, h́nh chóp nón.

Với tổng dung tích 2.500 m3, vào cuối thế kỷ 19, đầu 20, nước từ nhà máy được đưa lên hai tháp để phân phối theo ống dẫn đi khắp nơi trong thành phố.

"H́nh ảnh và mẫu vật đă có sẵn khá nhiều ở pḥng truyền thống của công ty. Bảo tàng nhỏ này chỉ mở cửa vào những ngày cuối tuần, vừa để người dân t́m hiểu lịch sử Hà Nội vừa tránh xung đột giao thông tại khu vực này", ông Dũng đề xuất.

Không may mắn nằm ở vị trí "đắc địa" và nhận được sự quan tâm như người anh song sinh ở Hàng Đậu, tháp nước Đồn Thủy (giống y hệt về kích thước, công năng với tháp Hàng Đậu) ít được người dân biết đến. Tháp được xây dựng gần như cùng thời điểm với tháp Hàng Đậu, hiện nằm lọt trong khuôn viên của Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Hoàn Kiếm.

Sở dĩ ít được biết đến là lúc mới xây dựng, tháp nằm trong khu Đồn Thủy, là trại lính nơi tướng Henri Rivière đóng quân khi quân Pháp chuẩn bị đánh chiếm thành Hà Nội. C̣n hiện nay, tháp nằm trong khuôn viên Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Hoàn Kiếm, khuất trong ngơ ở đường Đinh Công Tráng (gần Bệnh viện 108).

Tháp nước Đồn Thủy hiện nằm lọt trong khuôn viên Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Hoàn Kiếm. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Trước cửa đài nước, thực dân Pháp cũng đặt van khống chế nước cho dân về các ngả như để dồn nước về khu phố Tây, nhà hát Nhà hát Lớn thuộc khu vực Đông Nam thành phố.

So với tháp Hàng Đậu, công tŕnh này hiện không c̣n giữ nguyên cấu trúc ban đầu, trừ vỏ ngoài. Đài nước bằng thép ở đỉnh tháp đă được tháo dỡ, hệ thống ống nước lên và xuống cũng không c̣n. Mái tôn được thay mới. Từ công năng cấp nước ban đầu, ṭa tháp hiện được chuyển đổi thành khu làm việc cho nhân viên Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Hoàn Kiếm.

Theo nhân viên xí nghiệp này, việc phá dỡ đài nước và thay mái tôn mới diễn ra cách đây vài năm.

[Trở về trang trước]  [Danh mục chính]
Tin tức khác
    SẢN PHẨM MỚI
    TIN TỨC MỚI
    Báo cáo tài chính năm 2010 đă được kiểm toán.
    LIÊN KẾT WEB
     
           
    CÔNG TY TNHH GẠCH HIỆP THÀNH
             
    Địa chỉ: Số 14 Hiệp Thành 1, Xă Tam Bố, Huyện Di Linh, Tỉnh Lâm Đồng
    Điện thoại: 063 3872002                                         Fax: 063 3872205
    Email: info@tuynenhiepthanh.com - Website: www.tuynenhiepthanh.com
    Copyright © 2010 by Hiep Thanh. Thiết kế web bởi Trang Web Vàng.